Nghĩa vụ cha mẹ sau li hôn

Thảo luận trong 'Giới Thiệu Doanh Nghiệp' bắt đầu bởi mlawkey, 5/8/19.

  1. mlawkey

    mlawkey New Member

    Sau li hôn, trách nhiệm của bố mẹ về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng con như thế nào? Dưới đây, những tư vấn của một công ty luật uy tín tại Hà Nội.

    Trách nhiệm của cha mẹ đối với việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con:


    Trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp con chung chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì vợ chồng phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

    Trách nhiệm nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
    Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc các bên có thỏa thuận khác. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

    “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Trách nhiệm của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và có quyền được thăm nom con, nhưng nếu lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của họ. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu các bên và vì lợi ích của con, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc mức cấp dưỡng cho con. Thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng phải xem xét đến nguyện vọng của con nểu con từ đủ 7 tuổi trở lên.



    Nếu bạn có nhu cầu sử dụng kế toán dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn rao vặt Việt Nam. Chúc các bạn có những giây phút thật zui zẻ!