Đã từ rất lâu rồi tại Văn Chấn – Yên Bái không rõ cây trà đã trở thành đặc sản từ bao giờ, chỉ biết cây trà tồn tại từ rất lâu rồi, tán cây vươn rộng thành cổ thụ, dù mưa hay nắng, cây vẫn bền bỉ sống với thời gian. Người đân Văn Chấn tự hào về cây chè lắm, vì nó là nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình, khách du lịch lên đây chơi, khi về cũng đem ít nhất năm, ba gói trà phơi khô làm quà. Trà suối giàng Văn Chấn lạ lắm nghen, vị chát chát đầu lưỡi, nước chè pha màu xanh, càng uống càng thấy mê, uống vào đầu óc như mê đi, tay chân mềm nhũn, nghe rõ từng tiếng suối chảy, tiếng chim kêu, thật nho nhã và thanh tịnh. Ở đây, cây trà đặc sản được gọi là rừng chè. Nếu bạn đến Thái Nguyên, bạn có thể thấy từng luống chè xanh bạt ngàn, thì đến với Văn Chấn bạn lại thấy cả một rừng chè. Cây chè cổ thụ ở Suối Giàng to đến người có thể đứng trên nhánh. Qua nghiên cứu của tiến sĩ người Nga, thì những cây chè ở Suối Giàng có niên đại hơn 500 năm tuổi. Và cho rằng Suối Giàng là một trong những nơi phát tích của cây chè thế giới, sau đó mới lan rộng ra các vùng khác. Giải thích vì sao trà Suối Giàng có tên là trà Shan Tuyết, anh Vàng A Xềnh nói: “Cây chè Suối Giàng sống trên độ cao gần 1.400m so mặt nước biển nên phải chịu thời tiết khắc nghiệt. Để tồn tại, chúng tự phủ cho mình 1 lớp lông màu trắng trên đọt trông như tuyết nên được dân địa phương đặt tên là chè Shan Tuyết”. “Do thương lái không trực tiếp đi mua, chỉ thông qua đầu nậu người Việt nên việc ngăn chặn gặp khó khăn. Chúng tôi chỉ khuyến cáo người dân không nên thu hoạch chè tom, vì dù bán được 2 triệu đ/kg khô nhưng phải hái cả “rừng” chè mới được 1 kg, hiệu quả kinh tế cũng không cao hơn so với thu hoạch chè 1 tôm 2 lá”, anh Vàng A Xềnh nói. Theo bà Lâm Thị Kim Thoa, Chủ nhiệm HTX Suối Giàng thì hiện đơn vị này đã sấy chè bằng máy nhưng vẫn giữ chất lượng như sấy truyền thống. Dây chuyền này vừa xào vừa sấy, mỗi mẻ được 5 kg chè. “Dây chuyền của chúng tôi có công suất sấy 1,5 tấn chè/ngày, nhưng vì làm chè đặc sản nên phải làm ít, làm kỹ, mỗi năm chỉ xuất xưởng khoảng 5 tấn chè khô”, bà Thoa cho hay. Cũng theo bà Thoa, đầu ra của chè Suối Giàng hiện chưa được mạnh vì bị tư thương “chơi chiêu” mua chè Suối Giàng về trộn với loại chè khác bán với cái tên “chè Suối Giàng” nên làm mất lòng tin người tiêu dùng. Nhưng những người đã từng uống trà suối giàng rồi thì có thể chắc chắn một điều không ở đâu khác ngoài nhãn hiệu trà suối giàng Cozy, đảm bảo chính gốc. Từ nước trà đến vị ngọt, đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, giữ nguyên hương vị trà đặc sản nơi đây. Nếu có dịp lên Suối Giàng, bạn hãy nán lại vài ngày, xem người dân ở đây sống vì cây chè, nghe kể những câu chuyện kỳ thú từ cây chè và hơn hết là tấm lòng người dân trồng chè nơi đây. Nguồn http://tra-ngon.vn/c53/tra-dac-san